Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

BÀI 3: BỐ CỤC TẠO HÌNH


BÀI 3:  BỐ CỤC TẠO HÌNH
Đạo diễn Tô Hồng Hải

Nguyên tắc chung: Không có một  quy tắc bất di bất dịch nào được áp dụng cho bố cục hình ảnh. Bởi khả năng thưởng thức  nghệ thuật, sự cảm xúc cùng kinh nghiệm và trình độ của người sáng tác hòan tòan mang tính chủ quan
Tuy nhiên vẫn có vài yếu tố hình học,tóan học, giúp chúng ta thu hình tốt hơn.
Khó khăn của bố cục phim là: kết hợp diễn xuất và  chuyển động của nhiều đối tượng cùng lúc.
ĐẶC THÙ KHUNG HÌNH CỦA ĐIỆN ẢNH
n  Trong điện ảnh Truyền hình chỉ có khung chữ nhật nằm ngang:  4:3 hoặc 16:9
n  Bố cục giống hội họa: 4 đường mạnh, điểm mạnh
HiỆU QUẢ
n  Khi người quay phim biết định hướng kịch tính,nhấn mạnh đúng lúc,làm nổi bật được những động tác, diễn xuất, cảm xúc của diễn viên sẽ làm cho chuyện phim sống động trong trí óc của người xem.
n  Bố cục tạo hình phụ thuộc nhiều vào khả năng cảm thụ thẩm mỹcủa người quay phim,về phối cảnh,màu sắc, ánh sáng,dáng điệu, đường nét,không gian…
BỐ CỤC ẢNH ĐỘNG
n  Ảnh chụp là hình động bị đứng đúng vào một thời điểm.nhưng chỉ trong trường hợp ảnh đó có quan hệ với không gian mà thôi.
n  Điện ảnh phải tạo hình bố cục cả không gian và thời gian. Sự chuyển động liên tục của thời gian, không gian, của diễn xuất, hay của máy quay đều gây khó khăn cho việc phối cảnh bố cục cho quay phim.
n  Do vậy dù phải chú tâm vào động tác, diễn xuất,người quay phim vẫn phải cẩn thận với những di động vô nghĩa của diễn viên phụ,hay đồ vật làm phân tán với chủ thể chính
BỐ CỤC ẢNH ĐỘNG
n  Ảnh chụp là hình động bị đứng đúng vào một thời điểm.nhưng chỉ trong trường hợp ảnh đó có quan hệ với không gian mà thôi.
n  Điện ảnh phải tạo hình bố cục cả không gian và thời gian. Sự chuyển động liên tục của thời gian, không gian, của diễn xuất, hay của máy quay đều gây khó khăn cho việc phối cảnh bố cục cho quay phim.
n  Do vậy dù phải chú tâm vào động tác, diễn xuất,người quay phim vẫn phải cẩn thận với những di động vô nghĩa của diễn viên phụ,hay đồ vật làm phân tán với chủ thể chính
SẮP XẾP BỐ CỤC
n  Người quay phim phải tự hỏi:Tôi phải làm gì trước vật thể này để đóng góp vào phần của câu chuyện?
n  Diễn xuất của diễn viên hay cảnh trí thường gợi ý một cú pháp phối cảnh đặc biệt nào đó.
n  Người quay phim có suy nghĩ về bố cục, biết tâm lý,sử dụng hiệu quả các thành phần tạo hình bố cục, sẽ thể hiện đúng tâm trạng ước muốn.
NGÔN NGỮ CỦA BỐ CỤC
4 phần: Đường nét – Hình dạng – Khối dạng – Chuyển động
n  Đường nét: Đường viền của đối tượng, hay đường nét tưởng tượng do mắt người xem dõi theo chuyển động của đối tượng.
n  Những đường nét tưởng tượng thu hút mạnh hơn đường nét cụ thể.
n  Đường thẳng đứng: Mạnh mẽ, uy nghi,nam tính,
n  Đường cong nhẹ: Tế nhị, nữ tính
n  Đường cong mạnh: Vui tươi, năng động
n  Đường nằm ngang: Yên lặng, nghỉ ngơi.
n  Đường chéo đối nhau:Sự xung đột, sức lực.
n  Đường đậm, sắc:Mạnh, vui, thích thú
n  Đường dịu: Trang trọng, bình yên.
n  Đường chéo ngã đổ,zic zắc, sấm chớp:Bất ổn, tai họa
n  Đường cong, chéo nhiều:Lộn xộn, rối rắm
n  Lưu ý: Những đường nét bất thường lôi cuốn người xem hơn đường nét bình thường.
HÌNH DẠNG
n  Đó là hình dáng vật lý của đối tượng: Tàu,xe,sông,núi...
n  Hình dạng tưởng tượng do mắt nhìn dõi theo tạo ra:
n  Hình dạng này được hiện hữu trong cả chiều sâu của hình ảnh.
n  Hình tam giác hai cạnh bên đứng cao: Thoáng đãng
n  Hình tam giác hai cạnh bên nằm dài: Vững trãi
n  Hình tam giác đầu nhọn xuống dưới: Bất ổn
n  Hình tròn khép kín: Bế tắc, gò bó
n  Hình chữ thập: Sức lực, sợ hãi
n  Hình tia ngôi sao(xoay tròn): Vui tươi
n  Hình chữ L: Dễ dãi, nghỉ ngơi


TAM GIAC 2


KHỐI DẠNG
n  Đó là hình khối, cho người xem cảm giác về khối lượng của đối tượng.
n  Khối dạng nặng thu hút hơn khối dạng nhẹ.
n  Khối dạng sáng tươi thu hút hơn tối xám.
CHUYỂN ĐỘNG
Chuyển động là một dạng đặc biệt của điện ảnh.Di động trong điện ảnh có 3 dạng :
n  Chuyển động của đối tượng trong khung hình.
n  Chuyển động của máy quay.
n  Chuyển động của ánh mắt người xem, dõi theo đối tượng trong phim.
Ý NGHĨA CỦA CHUYỂN ĐỘNG
n  Chuyển động ngang: Gợi ý đi xa.
n  Chuyển động trái sang phải: Dễ dàng, tự nhiên.
n  Chuyển động phải qua trái: Khó khăn, kịch tính.
n  Chuyển động thẳng đứng lên trên:Vươn lên, ước mơ.
n  Chuyển động đổ xuống:Sức nặng, nguy hiểm, đè nén.
n  Chuyển động chéo góc:Căng thẳng, đối kháng.
n  Chuyển động cong:Sợ hãi, hỏang lọan.
n  Chuyển động quay tròn:Cơ khí, năng lực.
n  Chuyển động quả lắc:Đơn điệu,nhàm chán
n  Chuyển động thác đổ:Hân hoan, giãn nở.
PHÁ CÁCH
n  Trong tất cả các quy tắc của điện ảnh,tạo hình và bố cục có những quy tắc mềm dẻo nhất.Những cảnh phim đạt hiệu quả kịch tính dữ dội nhất là nhờ biết phá quy tắc.Tuy nhiên muốn bẻ gãy luật lệ một cách có hiệu quả trước hết ta cần phải biết rõ và nắm chắc các quy tắc.
n  Phải ý thức được: TẠI SAO TA LẠI PHÁ BỎ QUY TẮC.
BÀI TẬP
n  Chia nhóm, lên kịch bản, quay theo các bố cục đã học.
Yêu cầu:
n  Áp dụng: Đường nét – Hình dạng – Khối dạng – Chuyển động.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét