BÀI 6: PHIM TÀI LIỆU
Định nghĩa: Là thể loại khám phá về con người và những thực tại trong cuộc sống
CÁC THỂ LOẠI
} Lịch sử
} Văn hóa xã hội
} Thiên nhiên môi
trường
} Khoa học kỹ thuật
Ý TƯỞNG PHIM
} Ý tưởng là cái gốc
đầu tiên.
} Ý tưởng lớn đôi
khi từ việc nhỏ
} Ý tưởng có thể
triển khai thành kịch bản được không.
} Xác định rõ:Cách
thể hiện,bố cục,ánh sáng,âm thanh, âm nhạc, kỹ xảo…
} Giới hạn mục
tiêu của phim.
} Hậu trường của
câu chuyện n.t.n?
TRẢI NGHIỆM
} Kinh nghiệm của
bản thân luôn là sợi chỉ xuyên suốt, mang dấu ấn cá nhân của người sáng tác
trong phim tài liệu.
} PTL phải làm cho
người xem có cảm xúc như đang đi vào câu chuyện,đó mới là quan trọng, chứ không phải đưa ra sự thật 100% như những con số thống
kê.
TỰ ĐÁNH GIÁ Ý TƯỞNG
•
Xem
mình có đủ kiến thức để thực hiện ý tưởng đó không?có phải mời chuyên gia
chuyên ngành tham gia không?
•
Phim
sẽ có tác dụng xã hội ra sao?
•
Tại
sao ta lại cho vấn đề này là đặc biệt? để làm phim
•
Cách
thể hiện phim như thế nào?
•
Có
cần những thiết bị đặc biệt khi làm phim không?
•
Có
cần sử dụng tư liệu cho phim không, nguồn tư liệu dự tính tìm ở đâu?
•
Có
cần sử dụng hình ảnh đồ họa vi tính không?
•
Âm
thanh, âm nhạc sử dụng như thế nào?
•
Phim
cần nhiều tiền không?,nguồn tài trợ?
NẾU PHIM LỊCH SỬ
•
Tham
khảo kỹ tư liệu
•
Ý
kiến chung của xã hội
•
Xem
xét tất cả các vấn đề liên quan
•
Ý
kiến của các nhà nghiên cứu khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
•
Sự
đối nghịch của các lực lượng.
•
Cùng
một vấn đề, được nhìn ở nhiều góc độ khác nhau thì phim càng hấp dẫn.
•
Đảm
bảo tính trung thực và độ tin cậy của vấn đề được đưa ra.
•
Quan
điểm của tác giả.
KỊCH BẢN PTL
} Dự tính thời lượng
phim
} Cách thể hiện
phim.
} Cấu trúc kịch bản:4
phần
1/Tạo tình huống,bối
cảnh
2/Dẫn dắt, theo
đuổi nhân vật, sự việc
3/Đối mặt,kịch
tính
4/Giải quyết vấn
đề
TẠI HIỆN TRƯỜNG
QUAY
} Theo kinh nghiệm
nên quay:
} Ngoại cảnh trước,
nội cảnh sau
} Đông người trước,
ít người sau
} Khó khăn phức tạp
trước, dễ sau
} Địa điểm xa trước,
gần sau
} Quay cảnh lấy tiếng
trực tiếp trước, cảnh minh họa sau.
CÔNG ViỆC CỦA
BIÊN TẬP
} Liên hệ với
chính quyền địa phương và nhân vật
} Lúc này biên tập
vừa là chủ nhiệm vừa lãnh đạo đoàn phim (đặt nơi ăn ở, phương tiện di chuyển của
đoàn phim).
} Bàn với đạo diễn
để chỉnh sửa đề cương theo sát với thực tế hiện trường.
} Theo dõi nội
dung và tiến trình quay phim.
} Giai đoạn này
chính kinh nghiệm sống của biên tập, đạo diễn giúp thực hiện phim nhiều thuận lợi,
bớt khó khăn.
PHỐI HỢP GIỮA
CÁC THÀNH VIÊN VÀ CẢNH QUAY
} Đạo diễn là người
chỉ đạo và chịu trách nhiệm xuyên suốt quá trình tại hiện trường quay:
} Nếu quay phim
không đúng ý hay thiếu hình
} Âm thanh,ánh
sáng không đạt yêu cầu
} Bối cảnh tại hiện
trường khác với tưởng tượng hay thông tin ở nhà.(80% như vậy).
} Khắc phục:
} Sau mỗi ngày
quay ngồi lại với nhau để bàn bạc tìm cách tháo gỡ những khó khăn vướng mắc,nhất
là ekip mới làm với nhau lần đầu.
} Đạo diễn là người
đưa ra quyết định sau cùng.
TÌM TƯ LIỆU
} Tư liệu phim cũ,
băng cũ của bản thân hay đồng nghiệp.
} Tư liệu ảnh chụp
hay phim miếng(slide).
} Tư liệu báo cũ,
văn bản cũ.
} Xem, ghi chép cẩn
thận và đánh dấu những đoạn cần dùng.
XEM BĂNG
} Tất cả các băng
quay xong được gọi là băng nháp.Khi về đạo diễn phải ngồi xem lại các cảnh quay
này…ghi nội dung cảnh, thời lượng, đánh dấu timecode in/out từng đoạn.
} Ghi chú cụ thể nội
dung phát biểu của từng nhân vật(kể cả tên họ, chức danh, địa chỉ)
} Quay số: Xem
file, ghi số file ( ghi 3 số cuối)
KỊCH BẢN DỰNG
} Từ những bản
nháp đã xem, đạo diễn mới làm kịch bản dựng trên giấy (máy tính).
} Những hình ảnh cụ
thể được mô tả trên giấy theo một trình tự đường dây phim chi tiết cả timecode
in/out và thời lượng.
DỰNG PHIM
} Đạo diễn mang
băng nháp, băng gốc để dựng, và kịch bản cùng kỹ thuật viên tiến hành dựng
phim.
} Dựng analog: Kiểu
băng nối băng
} Dựng Digital:Phải
capture băng
những cảnh đã đánh dấu vào máy tính rồi mới tiến hành dựng được.
} Kỹ thuật số: Dựng
file
VIẾT LỜI BÌNH-CHỌN
NHẠC- LÀM TIẾNG ĐỘNG-CHỮ KỸ XẢO
} Sau khi dựng
xong phần hình, người ta đo thời lượng của từng phân đoạn, nắm rõ nội dung hình
ảnh để viết lời bình.
} Sau khi duyệt lời
bình, đọc riêng vào một băng tiếng (hay file) rồi đem ráp với phần hình.
} Phần nhạc và tiếng
động được trộn lại với nhau sau đó.
DẠNG KHÁC
} Có một dạng phim
tài liệu không có lời bình, chỉ có hình ảnh, thoại, phát biểu, nhạc, tiếng động…
dù vậy phim vẫn được quay với sự sắp xếp chặt chẽ,theo ý đồ chủ quan của người
sáng tác chứ không có điều gì là thật 100%.
} Loại này cũng
khác với dạng phóng sự truyền hình thực tế.
TRÌNH TỰ THỜI
GIAN TRONG PTL
} Thời gian thuận:
A---B---C
} Thời gian đảo lộn:
C---B---A
} Thời gian xen kẽ:
A---C---B---A---C--
ÂM THANH TRONG
PTL
} Âm thanh chiếm
60% trong PTL
} Chia cụ thể như
sau:
1/Lời bình/thoại: 40%
2/Phỏng vấn: 20%
3/Nhạc: 20%
4/Tiếng động kỹ
xảo: 10%
5/Tự sự: 8%
6/Sự im lặng: 2%
} Âm thanh luôn là
thành phần quan trọng của phim, và nhớ phải chân thật.
} Nên chú ý nhiều
cho âm thanh tại hiện trường.
} Sử dụng âm thanh
phục vụ chủ đề của phim.
MỘT SỐ CÁCH QUAY
} Quay
tĩnh,dài,máy không động.
} Quay cắt
nhanh,ngắn,máy động
} Quay cảnh tương
phản
} Quay chuyển động
theo nhân vật.
} Quay kiểu trường đoạn.
} Quay theo góc
nhìn chủ quan
Quay kiểu chuyển
động “kéo màn”
CÁCH PHỎNG VẤN
} Chuẩn bị kỹ các
câu hỏi
} Câu hỏi chặt chẽ,
ngắn gọn
} Câu hỏi dễ trước,
khó sau
} Đôi khi im lặng
để nghe tiếp, mà không cần hỏi.
} Đôi khi lặp lại
câu trả lời của người được phỏng vấn.
CHÚ Ý
} Chúng ta nên
tuân thủ sự thật.Nếu một chi tiết nhỏ nào trong phim không đúng sự thật bị phát
hiện,thì người xem sẽ không tin tưởng tất cả những phần còn lại của phim.
} Trong PTL tốt nhất
nên để nhân vật làm và nói đúng về công việc của họ…phim sẽ chân thật và sinh động…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét