Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

BÀI 1: CÁC CỠ CẢNH VÀ ĐỘNG TÁC MÁY (Technical Camera)


BÀI 1:  CÁC CỠ CẢNH VÀ ĐỘNG TÁC MÁY

Đạo diễn Tô Hồng Hải
Phim tài liệu Đài TH TPHCM
CẢNH RỘNG (LONG SHOT)
          Là cảnh thu trọn vẹn một đối tượng hay bối cảnh, nơi xảy ra câu chuyện.
          Thường dùng để mở hoặc kết phim.
          Dùng để giới thiệu vị trí địa lý, bối cảnh.
          Góc nhìn thường trên cao để thấy hậu cảnh.
          Cảnh rộng đòi hỏi công phu,khó khăn,vì phải thu hình phối hợp các động tác diễn xuất và chuyển động.
TRUNG CẢNH (MEDIUM SHOT)
          Cảnh quay trung bình,là cỡ cảnh trung gian giữ cảnh rông và cận cảnh.
          Cho khán giả nhìn sự việc ở khoảng cách trung bình, giống như cái nhìn bình thường .
          Trung cảnh là nơi chứa đựng nội dung quan trọng của toàn cảnh quay trong phim có nghĩa là diễn biến câu chuyện luôn được kể ở MS.
          Trung cảnh có nhiều sự việc được mô tả,vừa đủ cảnh trí (môi trường xung quanh) để khán giả định hướng (tất nhiên có kèm theo Ls trước đó)
TRUNG CẢNH MỸ (AMERICAN SHOT)
          Thực chất đây là trung cảnh 2 người, kịch tính nhất là 2 người đối diện,đối thoại với nhau: trai-gái, anh hùng-tiểu nhân…cảnh này còn gọi là cảnh 2 người kiểu Mỹ vì bắt nguồn từ Hoolywood.
          Trong phim họ chỉ đưa mâu thuẫn vào các trung cảnh 2 người mà thôi…
          Trung cảnh 2 người có thể thu nhiều hình thức, góc độ khác nhau…diễn xuất theo chiều sâu… (TH hay dàn hàng ngang).
          Trong quá trình máy hay diễn viên di động,trung cảnh 2 người có thể biến thành Ms một nhóm người, thành Ls…  lại tách nhập thành trung cảnh 2 người mới.
CẬN CẢNH (CLOSE UP)
          Là cỡ cảnh quay gần, hay vào chi tiết của đối tượng.
          Dùng để nhấn mạnh, hay hướng sự tập trung vào nâng cao chủ đề.
          Loại bỏ các chi tiết thừa ra khỏi khung hình
I.                   CÁC ĐỘNG TÁC MÁY CƠ BẢN
          Lia(Pan): Máy quay để trên chân cố định,lia qua phải, hay qua trái.
          Pan right: Lia sang phải
          Pan left: Lia sang trái.
          Till: Máy quay để trên chân hay trục đỡ, ngóc ống kính lên hoặc xuống.
          Till up: Máy ngóc ống kính lên.
          Till down: Máy chúc ống kính xuống
          Zoom: Thay đổi tiêu cự của ống kính(bấm hay xoay)
          Zoom in: Từ cảnh rộng vào cận cảnh
          Zoom out: Từ cận cảnh ra rộng cảnh
          Traveling:Máy đặt trên đường ray, ôtô hay đi bằng chân… chuyển động theo đối tượng.
            Thuật ngữ này Châu Âu hay dùng. Tại Mỹ họ chia nhỏ các chuyển động này ra:
.           Track right: Máy chuyển động sang phải
.           Track left: Máy chuyển động sang trái
.           Dolly in: Máy tiến gần đến đối tượng.
.           Dolly out: Máy ra xa dần đối tượng.
. Boom: Máy để trên cần cẩu chuyển động lên/xuống. Hay qua phải/trái.
II.                GÓC ĐẶT MÁY VẬT LÝ
GÓC MÁY CAO:
          Thấy được chiều sâu của bối cảnh, nhiều lớp cảnh hiện ra tương phản, đa dạng, hấp dẫn,nên thường dùng quay cảnh rộng…
          Chú ý,nếu để máy cao quá khi quay trung cận cảnh các vật thể sẽ bị lùn méo dạng, mọi chuyển động bị chậm lại…
GÓC MÁY THẤP:
          ới tầm mắt bình thường, thậm chi nhiều khi máy thật thấp…
          Nhân vật cao lớn, uy quyền…các công trình kiến trúc cao lồng lộng, đồ sộ…
          Thấp quá sẽ mất hậu cảnh, mất đường chân trời, méo đường nét,tạo hội tụ đường nét vào chiều sâu…

GÓC MÁY NGANG TẦM MẮT:
          Cảnh quay có tầm nhìn bình thường, phối cảnh không bị méo dạng.
          Máy ngang tầm mắt của diễn viên khi diễn xuất, và ngang tầm mắt của khán giả khi quay cảnh trí…
          Cho khán giả tầm nhìn gần gũi,thân mật, giống như cái nhìn bình thường hàng ngày
GÓC NGHIÊNG (Drunk= say). Hollywood người ta gọi là: crazily-tilted = góc máy của người điên:
          Áp dụng cho những nhân vật ma quái,tâm thần, điên loạn,say xỉn,hoang mang,xúc động mạnh…
          Cho những cảnh biến động như hỏa hoạn, đắm tàu, động đất, bão tố…diễn tả cảnh thảm khốc hoảng loạn…
          Vài trường hợp nghiêng máy dùng để quay cảnh tượng trưng,inser  các chi tiết vd:cận tài liệu, đồng hồ, lịch diễn tả thời gian trôi qua, hay các cảnh quảng cáo…
          Nghiêng phải dứt khoát… thường máy ở góc độ thấp.
GÓC MÁY THU HÌNH TÂM LÝ
          GÓC MÁY KHÁCH QUAN: Khán giả xem như một người quan sát “ nhìn lén,xem trộm” người diễn viên diễn tỏ ra như không có khán giả (tức máy quay).Họ không được phép nhìn vào ống kính,nếu sơ ý chỉ cần liếc nhanh qua coi như cảnh đó hỏng.
          Góc máy này được sử dụng chủ yếu trong phim
GÓC THU HÌNH CHỦ QUAN:
          Máy quay đóng vai trò đôi mắt của khán giả, đưa khán giả vào bối cảnh.Vd:máy traveling một dây chuyền sx chậm theo các linh kiện như ánh mắt và bước chân người tham quan…khán giả sẽ thích thú mạnh mẽ khi các chi tiết độc đáo bất ngờ xuất hiện…
          Máy quay thế chỗ nhân vật trong cảnh: tạo cho người xem thấy được cảnh mà nhân vật đó nhìn.
          Máy quay thu hình diễn viên nhìn thẳng ống kính giao lưu trực tiếp với khán giả,kiểu thường thu phóng viên,  phát thanh viên Truyền hình, hay MC (Master of Ceremonial).
GÓC MÁY TẦM NHÌN TƯƠNG ĐỒNG:
          Đưa ánh mắt nhìn của người xem đến gần diễn viên hơn…khán giả có cảm giác được đứng gần diễn viên.
          Thường thu với cảnh 2 người đối diện nói chuyện với nhau (cảnh qua vai)…
          Thường thu cảnh phỏng vấn trong TH phóng viên(trong hình hay ngoài hình) hỏi một người,người đó nhìn ra phía sát cạnh ống kính để trả lời.
III.             TRƯỜNG HỢP ĐẶT MÁY
1.      MÁY QUAY ĐẶT TRÊN CHÂN CỐ ĐỊNH
          Hầu hết các cảnh quay đều phải đặt trên chân máy.
          Mọi động tác máy khi đặt trên chân đều phải chuyển động nhẹ nhàng, chính xác,đồng bộ với chuyển động của đối tượng.
2.      MÁY VÁC VAI, CẦM TAY KHI QUAY.
          Thường thích hợp với tin tức, phóng sự Truyền Hình
          Phim Truyện phải có thiết bị chống rung ( steadicam)
          Thích hợp với dạng Truyền hình  thực tế (readlity)
          Chuyển động của máy quay tương thích với đối tượng
          Dạng quay này thời gian trên phim gần bằng với thực tế .
CẢNH – MÀN - ĐOẠN PHIM
          Cảnh quay (shot,plan):Là một chuỗi hình ảnh liên tục được máy quay thu hình không ngắt đoạn.Mỗi một cảnh có thể quay nhiều lần,mỗi một lần quay gọi là một Take.Vì lý do sai sót phải quay lại cảnh đó người ta gọi là Retake.
          Màn (scene): Từ ngữ này mượn của sân khấu, nhưng trong phim mỗi màn có thể một cảnh,hay nhiều cảnh cùng một địa điểm với thời gian khác nhau mô tả một sự việc liên tục tiếp diễn, ngoài ra điện ảnh còn có cảnh chen xa (cut away).
          Đoạn phim (sequence): Gồm một chuỗi nhiều màn (của nhiều nơi chốn và thời gian khác nhau) diễn tiến liên tục.
Khúc phim (cut): Là một cảnh lẻ hay một phần trong một đoạn phim được cắt ra để dùng như một cảnh độc lập.
TẦM NHÌN-KHÔNG GIAN
          Tầm ngang:Rộng,hẹp
          Tầm dài: Xa, gần
          Tầm đứng: Cao, thấp
Mỗi khi dời máy đến một vị trí mới người
quay phim phải giải đáp được 2 câu hỏi:
-Tầm nhìn nào tốt nhất để thấy diễn biến sự việc?
-Không gian của cảnh quay sẽ bao gồm từ đâu đến đâu?
TẦM NHÌN-KHÔNG GIAN
          Tầm ngang:Rộng,hẹp
          Tầm dài: Xa, gần
          Tầm đứng: Cao, thấp
Mỗi khi dời máy đến một vị trí mới người
quay phim phải giải đáp được 2 câu hỏi:
-Tầm nhìn nào tốt nhất để thấy diễn biến sự việc?
-Không gian của cảnh quay sẽ bao gồm từ đâu đến đâu?
BÀI TẬP
          Máy vác vai: Quay các cỡ cảnh đã học.
          Máy để trên chân: Quay các cỡ cảnh và động tác máy đã học.
          Rộng cảnh – Trung cảnh – Cận cảnh.
          Lia sang phải – sang trái
          Till up – Till down
          Zoom in – Zoom out
           Traveling
          Yêu cầu:
          Máy ổn định khi quay 

          Các động tác máy dứt khóat

1 nhận xét:

  1. khóa học online tiếng anh, khóa học marketing facebook, khóa học kinh doanh online, khóa học chăm sóc da, khóa học phát triển bản thân, khóa học kỹ năng sống, Bạn Học Khóa Học Không Giới Hạn Thời Gian, Học Mọi Lúc Mọi Nơi.
    http://www.duongonline.com

    Trả lờiXóa