Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Truyền thông là gì? Communication-commūnicāre

Truyền thông
Truyền thông (từ Latin: commūnicāre, nghĩa là "chia sẻ" là hoạt động truyền đạt thông tin thông qua trao đổi ý tưởng, cảm xúc, ý định, thái độ, mong đợi, nhận thức hoặc các lệnh, như ngôn ngữ, cử chỉ phi ngôn ngữ, chữ viết, hành vi và có thể bằng các phương tiện khác như thông qua điện từhóa chất, hiện tượng vật lý và mùi vị. Đó là sự trao đổi có ý nghĩa của thông tin giữa hai hoặc nhiều thành viên (máy móc, sinh vật hoặc các bộ phận của chúng).
Truyền thông đòi hỏi phải có một người gửi, một tin nhắn, một phương tiện truyển tải và người nhận, mặc dù người nhận không cần phải có mặt hoặc nhận thức về ý định của người gửi để giao tiếp tại thời điểm việc truyền thông này diễn ra; do đó thông tin liên lạc có thể xảy ra trên những khoảng cách lớn trong thời gian và không gian. Truyền thông yêu cầu các bên giao tiếp chia sẻ một khu vực dành riêng cho thông tin được truyền tải. Quá trình giao tiếp được coi là hoàn thành khi người nhận hiểu thông điệp của người gửi.
Các phương thức truyền tin là những sự tác động lẫn nhau qua một trung gian giữa ít nhất hai tác nhân cùng chia sẻ một ký hiệu tin tức hoặc một quy tắc mang một ý nghĩa nào đó. Truyền tin thường được định nghĩa là "sự truyền đạt suy nghĩ, ý kiến hoặc thông tin qua lời nói, chữ viết, hoặc dấu hiệu".
Truyền thông là gì?
Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những giừ người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ.
Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính người/tổ chức gửi đi thông tin.
Có nhiều cách định nghĩa lĩnh vực truyền thông, trong đó truyền thông không bằng lời, truyền thông bằng lời và truyền thông biểu tượng. Truyền thông không lời thực hiện thông qua biểu hiện trên nét mặt và điệu bộ. Khoảng 93% “ý nghĩa biểu cảm” mà chúng ta cảm nhận được từ người khác là qua nét mặt và tông giọng. 7% còn lại là từ những lời nói mà chúng ta nghe được. Truyền thông bằng lời được thực hiện khi chúng ta truyền đạt thông điệp bằng ngôn từ tới người khác. Truyền thông biểu tượng là những thứ chúng ta đã định sẵn một ý nghĩa và thể hiện một ý tưởng nhất định ví dụ như quốc huy của một quốc gia.
Hội thoại giữa các cá nhân thường xuất hiện theo cặp hoặc từng nhóm với qui mô khác nhau. Qui mô của nhóm tham gia thường tác động tới bản chất của cuộc hội thoại. Truyên thông trong nhóm nhỏ thường diễn ra giữa ba đến mười hai cá nhân và khác biệt với trao đổi qua lại giữa các nhóm lớn hơn như công ty hay cộng đồng. Hình thức truyền thông này được hình thành từ một cặp hay nhiều hơn, thông thường được đề cập tới như một mô hình tâm lý học trong đó thông điệp được truyền từ người gửi đến người nhận qua một kênh thông tin. Ở cấp độ lớn nhất, truyền thông đại chúng chuyển các thông điệp tới một lượng rất lớn các cá nhân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Quá trình truyền thông diễn ra liên tục. Khi bạn ngồi yên lặng trong góc phòng, mặc cho mọi người xung quanh nói hay làm gì thì cũng đang gửi những tín hiệu truyền thông không bằng lời cho những người xung quanh (cho dù vô tình hay cố ý).
Bởi truyền thông là quá trình gửi và nhận thông tin, các mốc phát triển truyền thông thường gắn liền với tiến bộ công nghệ. Tóm lược bài viết “Truyền thông các nhân tiếp bước truyền thông đại chúng” trên Vnexpress.net dưới đây đóng góp một số thông tin thú vị về bước tiến của truyền thông với công nghệ mới.
Năm 1448, thợ kim hoàn Gutenberg sống tại Mainz (Đức) đã phát minh ra hệ thống “movable type” (tôi tạm dịch: hệ thống sắp chữ động?) (dù người Trung Quốc tuyên bố họ mới là người đầu tiên nghĩ ra công nghệ này). Người ta nhập (type) các chữ cái vào thiết bị và sau đó in các trang văn bản ra giấy (move). Phương pháp này phá vỡ kiểu phân phối thông tin chủ đạo thời đó: các nhà truyền giáo chép tay các thông tin hoặc khắc lên gỗ rồi in ra giấy. Năm 1455, Gutenberg kinh doanh công nghệ cùng người đồng hương giàu có Johannes Fust. Tuy nhiên, chi phí duy trì đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát và Gutenberg sớm bị vỡ nợ.
Johannes Gutenberg (1398-1468)
Dù vậy, chỉ sau vài thập kỷ, “movable type” đã lan khắp châu Âu, góp phần không nhỏ vào cuộc cách mạng thông tin, còn gọi là thời kỳ Phục Hưng và trong những thế kỷ tiếp theo, sách, báo, tạp chí… bắt đầu được phát hành rộng rãi.
Năm 2001, tức 5,5 thế kỷ sau, "movable type" lại hồi sinh. Ông bà Ben và Mena Trott (sống tại San Francisco, Mỹ) chịu cảnh thất nghiệp trong giai đoạn khủng hoảMena bắt đầu lập web cá nhân (blog) Dollarshort để "kể về những chuyệt vặt vãnh thời thơ ấu". Trang Dollarshort dần trở nên nổi tiếng và vợ chồng Trotts quyết định xây dựng một công cụ hỗ trợ đăng blog hiệu quả hơn. Phần mềm mang tên Movable Type này hiện là sự lựa chọn số một của nhiều blogger danh tiếng và nằm trong 10 công cụ tạo web cá nhân hàng đầu do tạp chí Forbes bình chọn.
“Movable type” đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện của khái niệm truyền thông đại chúng, còn Movable Type lần hai lại báo hiệu giai đoạn "truyền thông cá nhân" . Hiện tượng văn hóa mới mẻ này đặc biệt phổ biến trong giới trẻ, nhất là ở những nước phát triển.
Bảy câu hỏi MVTT
1. Linh đạo Truyền Thông là gì?
2. Phong cách của thành viên MVTT phải như thế nào?
3. Nhiệm vụ quan trọng nhất của thành viên MVTT là gì?
4. Cần phải truyền thông trong Chúa như thế nào?
5. Thành viên  MVTT gắn bó với nhau như thế nào?
6. Thành viên MVTT phục vụ cho nền văn hóa gặp gỡ như thế nào?

7. Thành viên MVTT dấn thân trong ý hướng nào?

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Tiểu sử Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô


Tiểu sử  Đức  Tân  Giáo   Hoàng   Phanxicô    ))Đặng Tự D 


Đức  Tân  Giáo   Hoàng  Phanxicô , vị  Giáo Hoàng  thứ 266 của Giáo Hội Công  Giáo, được bầu trong lần bỏ phiếu thứ 5 vào ngày 13 tháng Ba năm 2013, năm nay 76 tuổi và sẽ mừng sinh nhật thứ 77 vào tháng 12 tới đây. Ngài nguyên là  Đức  Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, sinh ngày 17 tháng 12 1936. Ngài sẽ đi vào lịch sử như là vị  Giáo Hoàng  đầu tiên được sinh ra ở châu Mỹ.

Ngài đã từng là Tổng giám mục của Buenos Aires từ năm 1998 và đã được Chân Phước  Giáo Hoàng  Gioan Phaolô II nâng lên hàng Hồng Y vào ngày 21 tháng Hai năm 2001 cùng trong một nghi lễ tấn phong Hồng Y với  Đức  Cố Hồng Y  Phanxicô  Xaviê Nguyễn Văn Thuận của Việt Nam.

Đức  Tân  Giáo   Hoàng  Jorge Bergoglio được sinh ra tại Buenos Aires, trong một gia đình có năm người con của một công nhân đường sắt người Ý. Sau khi học tại chủng viện Villa Devoto, ngài gia nhập Tu Hội Chúa Giêsu vào ngày 11 tháng Ba năm 1958. Ngài hoàn thành cử nhân triết học tại Đại Học Maximo San José ở San Miguel, và sau đó giảng dạy văn học và tâm lý học tại hai trường Inmaculada ở Santa Fe, và Salvador ở Buenos Aires. Ngài được  Đức  Tổng Giám Mục José Ramón Castellano phong chức linh mục vào ngày 13 tháng 12 năm 1969. Ngài tiếp tục khoa triết học và thần học tại San Miguel và trở thành  giáo  sư thần học.

Nổi tiếng có tài lãnh đạo, Tu Hội Chúa Giêsu đã bầu ngài làm Giám Tỉnh Argentina từ năm 1973 đến 1979. Năm 1980, ngài trở thành giám đốc chủng viện San Miguel, nơi ngài đã được đào tạo. Ngài phục vụ trong cương vị đó cho đến năm 1986 trước khi sang  Đức  hoàn thành luận án tiến sĩ và trở về quê hương của mình để phục vụ như là cha giải tội và linh hướng tại Córdoba.

Ngài thay  Đức  Hồng Y Quarracino vào ngày 28 tháng 2 năm 1998 trong chức vụ Tổng Giám Mục thủ đô Buenos Aires. Ngài cũng đồng thời được bổ nhiệm là Đấng Bản Quyền cho người Công  Giáo  Đông Phương ở Argentina.

Ngày 21 tháng Hai năm 2001,  Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong Hồng Y cho ngài với Hiệu Tòa là nhà thờ Thánh Robert Bellarmino.

Ngài đã được bổ nhiệm vào một số vị trí trong  Giáo  Triều Rôma như Thánh Bộ  Giáo  sĩ, Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, Thánh Bộ Đời Sống Tận Hiến và các Tu Hội Tông Đồ. Ngài cũng là một thành viên của Ủy ban châu Mỹ La tinh và Hội đồng gia đình.

Đức  Hồng Y Bergoglio nổi tiếng với sự khiêm tốn cá nhân, mạnh mẽ bảo vệ các học thuyết  Giáo  Hội và dấn thân cho công bằng xã hội. Ngài sống trong một căn nhà nhỏ, chứ không phải tại nơi cư trú nguy nga của giám mục.

Dù là Hồng Y, ngài thường sử dụng các phương tiện  giao thông công cộng, và tự mình nấu ăn cho mình.

Sau cái chết của  Đức Giáo Hoàng  Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Bergoglio, đã được nhiều người coi là một ứng viên sáng giá vào ngôi  Giáo   Hoàng  vào năm 2005.



Suy niệm qua Ảnh: Sunrise to Sunset...


Trang Ảnh nghệ thuật

"Từ rạng đông tới lúc chiều tà, 
danh Chúa Trời thật đáng tán dương". (Tv tuần II)



Bài 6- Phim tài liệu


BÀI 6: PHIM TÀI LIỆU


Định nghĩa: Là thể loại khám phá về con người và những thực tại trong cuộc sống
CÁC THỂ LOẠI
}  Lịch sử
}  Văn hóa xã hội
}  Thiên nhiên môi trường
}  Khoa học kỹ thuật
Ý TƯỞNG PHIM
}  Ý tưởng là cái gốc đầu tiên.
}  Ý tưởng lớn đôi khi từ việc nhỏ
}  Ý tưởng có thể triển khai thành kịch bản được không.
}  Xác định rõ:Cách thể hiện,bố cục,ánh sáng,âm thanh, âm nhạc, kỹ xảo…
}  Giới hạn mục tiêu của phim.
}  Hậu trường của câu chuyện n.t.n?
TRẢI NGHIỆM
}  Kinh nghiệm của bản thân luôn là sợi chỉ xuyên suốt, mang dấu ấn cá nhân của người sáng tác trong phim tài liệu.
}  PTL phải làm cho người xem có cảm xúc như đang đi vào câu chuyện,đó mới là quan trọng, chứ không phải đưa ra sự thật 100% như những con số thống kê.
TỰ ĐÁNH GIÁ Ý TƯỞNG
      Xem mình có đủ kiến thức để thực hiện ý tưởng đó không?có phải mời chuyên gia chuyên ngành tham gia không?
      Phim sẽ có tác dụng xã hội ra sao?
      Tại sao ta lại cho vấn đề này là đặc biệt? để làm phim
      Cách thể hiện phim như thế nào?
      Có cần những thiết bị đặc biệt khi làm phim không?
      Có cần sử dụng tư liệu cho phim không, nguồn tư liệu dự tính tìm ở đâu?
      Có cần sử dụng hình ảnh đồ họa vi tính không?
      Âm thanh, âm nhạc sử dụng như thế nào?
      Phim cần nhiều tiền không?,nguồn tài trợ?
NẾU PHIM LỊCH SỬ
      Tham khảo kỹ tư liệu
      Ý kiến chung của xã hội
      Xem xét tất cả các vấn đề liên quan
      Ý kiến của các nhà nghiên cứu khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
      Sự đối nghịch của các lực lượng.
      Cùng một vấn đề, được nhìn ở nhiều góc độ khác nhau thì phim càng hấp dẫn.
      Đảm bảo tính trung thực và độ tin cậy của vấn đề được đưa ra.
      Quan điểm của tác giả.
KỊCH BẢN PTL
}  Dự tính thời lượng phim
}  Cách thể hiện phim.
}  Cấu trúc kịch bản:4 phần
1/Tạo tình huống,bối cảnh
2/Dẫn dắt, theo đuổi nhân vật, sự việc
3/Đối mặt,kịch tính
4/Giải quyết vấn đề
TẠI HIỆN TRƯỜNG QUAY
}  Theo kinh nghiệm nên quay:
}  Ngoại cảnh trước, nội cảnh sau
}  Đông người trước, ít người sau
}  Khó khăn phức tạp trước, dễ sau
}  Địa điểm xa trước, gần sau
}  Quay cảnh lấy tiếng trực tiếp trước, cảnh minh họa sau.
CÔNG ViỆC CỦA BIÊN TẬP
}  Liên hệ với chính quyền địa phương và nhân vật
}  Lúc này biên tập vừa là chủ nhiệm vừa lãnh đạo đoàn phim (đặt nơi ăn ở, phương tiện di chuyển của đoàn phim).
}  Bàn với đạo diễn để chỉnh sửa đề cương theo sát với thực tế hiện trường.
}  Theo dõi nội dung và tiến trình quay phim.
}  Giai đoạn này chính kinh nghiệm sống của biên tập, đạo diễn giúp thực hiện phim nhiều thuận lợi, bớt khó khăn.
PHỐI HỢP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN VÀ CẢNH QUAY
}  Đạo diễn là người chỉ đạo và chịu trách nhiệm xuyên suốt quá trình tại hiện trường quay:
}  Nếu quay phim không đúng ý hay thiếu hình
}  Âm thanh,ánh sáng không đạt yêu cầu
}  Bối cảnh tại hiện trường khác với tưởng tượng hay thông tin ở nhà.(80% như vậy).
}  Khắc phục:
}  Sau mỗi ngày quay ngồi lại với nhau để bàn bạc tìm cách tháo gỡ những khó khăn vướng mắc,nhất là ekip mới làm với nhau lần đầu.
}  Đạo diễn là người đưa ra quyết định sau cùng.
TÌM TƯ LIỆU
}  Tư liệu phim cũ, băng cũ của bản thân hay đồng nghiệp.
}  Tư liệu ảnh chụp hay phim miếng(slide).
}  Tư liệu báo cũ, văn bản cũ.
}  Xem, ghi chép cẩn thận và đánh dấu những đoạn cần dùng.
XEM BĂNG
}  Tất cả các băng quay xong được gọi là băng nháp.Khi về đạo diễn phải ngồi xem lại các cảnh quay này…ghi nội dung cảnh, thời lượng, đánh dấu timecode in/out từng đoạn.
}  Ghi chú cụ thể nội dung phát biểu của từng nhân vật(kể cả tên họ, chức danh, địa chỉ)
}  Quay số: Xem file, ghi số file ( ghi 3 số cuối)
KỊCH BẢN DỰNG
}  Từ những bản nháp đã xem, đạo diễn mới làm kịch bản dựng trên giấy (máy tính).
}  Những hình ảnh cụ thể được mô tả trên giấy theo một trình tự đường dây phim chi tiết cả timecode in/out và thời lượng.
DỰNG PHIM
}  Đạo diễn mang băng nháp, băng gốc để dựng, và kịch bản cùng kỹ thuật viên tiến hành dựng phim.
}  Dựng analog: Kiểu băng nối băng
}  Dựng Digital:Phải capture băng những cảnh đã đánh dấu vào máy tính rồi mới tiến hành dựng được.
}  Kỹ thuật số: Dựng file
VIẾT LỜI BÌNH-CHỌN NHẠC- LÀM TIẾNG ĐỘNG-CHỮ KỸ XẢO
}  Sau khi dựng xong phần hình, người ta đo thời lượng của từng phân đoạn, nắm rõ nội dung hình ảnh để viết lời bình.
}  Sau khi duyệt lời bình, đọc riêng vào một băng tiếng (hay file) rồi đem ráp với phần hình.
}  Phần nhạc và tiếng động được trộn lại với nhau sau đó.
DẠNG KHÁC
}  Có một dạng phim tài liệu không có lời bình, chỉ có hình ảnh, thoại, phát biểu, nhạc, tiếng động… dù vậy phim vẫn được quay với sự sắp xếp chặt chẽ,theo ý đồ chủ quan của người sáng tác chứ không có điều gì là thật 100%.
}  Loại này cũng khác với dạng phóng sự truyền hình thực tế.
TRÌNH TỰ THỜI GIAN TRONG PTL
}  Thời gian thuận: A---B---C
}  Thời gian đảo lộn: C---B---A
}  Thời gian xen kẽ: A---C---B---A---C--
ÂM THANH TRONG PTL
}  Âm thanh chiếm 60% trong PTL
}  Chia cụ thể như sau:
1/Lời bình/thoại:         40%
2/Phỏng vấn:               20%
3/Nhạc:                        20%
4/Tiếng động kỹ xảo:  10%
5/Tự sự:                       8%
6/Sự im lặng:               2%
}  Âm thanh luôn là thành phần quan trọng của phim, và nhớ phải chân thật.
}  Nên chú ý nhiều cho âm thanh tại hiện trường.
}  Sử dụng âm thanh phục vụ chủ đề của phim.
MỘT SỐ CÁCH QUAY
}  Quay tĩnh,dài,máy không động.
}  Quay cắt nhanh,ngắn,máy động
}  Quay cảnh tương phản
}  Quay chuyển động theo nhân vật.
}  Quay  kiểu trường đoạn.
}  Quay theo góc nhìn chủ quan
Quay kiểu chuyển động “kéo màn”
CÁCH PHỎNG VẤN
}  Chuẩn bị kỹ các câu hỏi
}  Câu hỏi chặt chẽ, ngắn gọn
}  Câu hỏi dễ trước, khó sau
}  Đôi khi im lặng để nghe tiếp, mà không cần hỏi.
}  Đôi khi lặp lại câu trả lời của người được phỏng vấn.
CHÚ Ý
}  Chúng ta nên tuân thủ sự thật.Nếu một chi tiết nhỏ nào trong phim không đúng sự thật bị phát hiện,thì người xem sẽ không tin tưởng tất cả những phần còn lại của phim.
}  Trong PTL tốt nhất nên để nhân vật làm và nói đúng về công việc của họ…phim sẽ chân thật và sinh động…